CẤU TRÚC PHỔ BIẾN MỘT BÀI GIẢNG TIẾNG ANH

Chủ nhật - 25/02/2024 23:07
Để giúp giáo viên (GV) có thể thiết kế Bài giảng e-learning hoặc Bài giảng video một cách rõ ràng và có tổ chức và hiệu quả,chúng tôi xin chia sẻ cấu trúc phổ biến cho một bài giảng tiếng Anh. Với bài viết này, giáo viên và sinh viên tham dự cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Tiếng Anh có thể sử dụng như một kênh tham khảo trong quá trình chuẩn bị các sản phẩm dự thi của mình.
CẤU TRÚC PHỔ BIẾN MỘT BÀI GIẢNG TIẾNG ANH

Cấu trúc chung của một bài giảng Tiếng Anh gồm 3 phần: Giới thiệu; Nội dung chính; Tóm tắt bài giảng. Cùng tìm hiểu chi tiết các phần này nhé.

Phần 1: Giới thiệu

Mục đích của phần này là kết nối với học sinh và dẫn nhập vào chủ đề của bài giảng một cách ngắn gọn. Ở phần này, GV có thể đảm bảo các bước sau:

  • Chào hỏi học sinh: GV tạo cảm giác thân thiện và kết nối với học sinh qua những câu chào hỏi ngắn gọn như: Good morning/ afternoon, class!/ Hello, everyone!/ How are you all doing today?/ Welcome back, everyone!/ It’s great to see you all today!/ I hope you’re all ready for today’s lesson./ How was your weekend/ holiday.
  • Dẫn nhập vào chủ đề bài giảng: GV có thể đưa ra một hoặc một vài câu hỏi, một ví dụ, một video ngắn, một vài bức tranh hoặc tình huống đơn giản,… có liên quan tới kiến thức thức hoặc kĩ năng năng HS đã học trước đó và/ hoặc có liên quan đến chủ đề của bài giảng sắp tới để thu hút sự chú ý của học sinh (HS) và dẫn dắt HS một cách tự nhiên vào bài.
  • Trình bày mục tiêu và nội dung chính của bài giảng: GV đưa ra các mục tiêu của bài giảng và tóm tắt nội dung chính của bài giảng để HS nắm được trước khi bài giảng bắt đầu.

Phần 2: Nội dung chính của bài giảng

Mục đích của phần này là giúp HS nắm được các kiến thức chính cần truyền đạt của bài giảng và áp dụng được các kiến thức này trong các bài thực hành dưới sự trợ giúp, phản hồi của GV.

Để thực hiện được mục đích trên, GV có thể sử dụng các cách tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận sẽ dẫn đến các giai đoạn khác nhau của bài giảng. GV có thể tham khảo ba cách tiếp cận sau đây và điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với mục tiêu, đối tượng HS và nội dung bài giảng cụ thể.

PPP (Presentation – Practice – Production)

TBI (Task-based instruction)

PBI (Project-based instruction)

Presentation

- Đưa ví dụ/ tình huống thực tế/ tranh minh hoạ,… để giới thiệu kiến thức mới

- Hướng dẫn HS phát hiện các đặc điểm kiến thức mới từ ví dụ/ tình huống thực tế/ tranh minh hoạ đã cho

- Trình bày và giải thích kiến thức mới với sự tương tác thường xuyên cùng HS

Practice

- Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động hoặc bài tập thực hành kiến thức mới từ dễ đến khó, theo cá nhân, theo cặp hoặc nhóm

- Theo dõi và hỗ trợ HS trong quá trình thực hành, cung cấp phản hồi hoặc giải đáp thắc mắc

Production

- Giới thiệu hoạt động có mục đích giao tiếp thực tế hoặc đưa tình huống thực tế để yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học một cách tự nhiên và sáng tạo

- Khuyến khích HS thể hiện ý kiến riêng, thảo luận và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ đích

Pre-task

- Giải thích về nhiệm vụ cụ thể mà HS sẽ thực hiện và đưa ra mục tiêu và yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ

- Cho HS xem hoặc nghe một nhiệm vụ mẫu

- Giới thiệu một số kiến thức (từ vựng, cấu trúc) hoặc kĩ năng quan trọng, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ

Task

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, phân công công việc trong nhóm

- Thúc đẩy hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm

- HS cùng nhau thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

- GV theo dõi và hỗ trợ về mặt ý tưởng hoặc ngôn ngữ khi cần thiết

Planning to report

- HS thảo luận cách trình bày sản phẩm của nhiệm vụ và quá trình thực hiện

Report

- HS trình bày sản phẩm của nhiệm vụ

- GV và các HS khác phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu của các nhóm và quá trình thực hiện nhiệm vụ

Language Focus

- GV và HS cùng xem lại và phân tích đặc điểm ngôn ngữ của nhiệm vụ mẫu

- GV cho HS thực hành thêm một số bài tập thực hành đặc điểm ngôn ngữ

Project introduction

- Giải thích về dự án mà HS sẽ thực hiện và đưa ra mục tiêu và yêu cầu cụ thể của dự án

- Hướng dẫn HS sử dụng các nguồn tài nguyên phù hợp để thực hiện dự án

Project

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, phân công công việc trong nhóm

- Thúc đẩy hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm

- HS cùng nhau nghiên cứu, thu thập thông tin, xây dựng và thực hiện dự án theo kế hoạch

- GV theo dõi và hỗ trợ về mặt ý tưởng hoặc ngôn ngữ khi cần thiết

Planning to report

- HS thảo luận cách trình bày sản phẩm của dự án

Report

- HS trình bày sản phẩm của dự án

- HS chia sẻ về quá trình thực hiện dự án và những điều học được

- GV và các HS khác phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu của dự án

 

Dù lựa chọn cách tiếp cận dạy học nào bên trên hoặc một cách tiếp cận khác thì GV nên sử dụng đa dạng các ví dụ, tranh minh hoạ, video tình huống hay câu chuyện để trực quan hoá nội dung kiến thức và/ hoặc giúp HS hiểu yêu cầu một cách dễ dàng hơn. GV khuyến khích HS tương tác với nhau, phản hồi và hỗ trợ HS để HS thực hiện nhiệm vụ. GV cần thiết kế các hoạt động để đánh giá mức độ HS đạt được mục tiêu của bài giảng.

Phần 3: Tóm tắt bài giảng

GV thực hiện phần này một cách ngắn gọn, với các mục đích sau:

  • Tổng kết lại việc thực hiện mục tiêu của bài giảng như đã nêu ở Phần 1.
  • Tạo cơ hội cho HS chiêm nghiệm lại các kiến thức và kĩ năng đã học; khuyến khích HS đặt câu hỏi nếu còn thắc mắc về nội dung đã thực hiện.
  • Cảm ơn HS vì đã tham gia bài giảng và kết thúc bài giảng một cách lịch sự và thân thiện.

Dựa trên cấu trúc chung của một bài giảng tiếng Anh, căn cứ vào từng chủ đề và ý tưởng của người dạy mà có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất cho bài dạy.

Kính chúc các thầy cô giáo và các bạn sinh viên sư phạm tiếng Anh sẽ thiết kế được những sản phẩm chất lượng và đạt kết quả cao trong cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Tiếng Anh.

Tác giả: Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây